image banner
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất trường học
Trong những năm qua, ngành giáo dục xã Hồng Thuận tiếp tục có những phát triển bền vững với số lượng học sinh ngày càng tăng, chất lượng giáo dục ngày càng toàn diện. Tuy nhiên một số điều kiện cơ sở vật chất của trường còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời cho việc giảng dạy và chăm sóc học sinh. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngoài việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, các nhà trường đã huy động sự đóng góp của phụ huynh học sinh, sự chung tay của xã hội.

Trường Tiểu học Hồng Thuận C

Dưới đây là những biện pháp mà các nhà trường đã thực hiện nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.

* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu lý luận, nâng cao nhận thức về công tác xã hội hóa

         Để làm tốt công tác XHHGD cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo dục. Trong nhà trường, tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục là các tổ chức, các cán bộ, giáo viên, nhân viên. Vì vậy, để làm tốt công tác xã hội hóa, nhà trường phổ biến tới cán bộ, giáo, nhân viên một số văn bản như: Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997- CP “Về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa”; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP, Thông tư số 29 của BGD&ĐT “Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”; Văn bản hướng dẫn số 8568 SGD&ĐT-KHTC “Về việc hướng dẫn tạm thời thực hiện các khoản thu khác ngoài học phí trong các cơ sở giáo dục công lập” giúp CBGV-NV hiểu được các nội dung về công tác xã hội hóa đồng thời giáo viên nhận thức sâu sắc hơn các vấn đề sau:

+ Mục đích của công tác XHHGD:

Xã hội hoá giáo dục để xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục của nhà trường. Công tác này cũng góp phần mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn. Đây là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và nhà nước bởi vì giáo dục là sự nghiệp lâu dài của toàn xã hội. Sự nghiệp giáo dục sẽ không ngừng phát triển mạnh mẽ với nguồn lực to lớn của toàn dân. Thực hiện XHHGD cũng chính là huy động cộng đồng cùng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục.

+ Nguyên tắc tiến hành công tác xã hội hoá giáo dục:

Nguyên tắc về lợi ích hai chiều: Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của hai phía: Nhà trường và cộng đồng. Cần quán triệt nguyên tắc lợi ích 2 chiều trong việc triển khai các biện pháp cụ thể phải đảm bảo rằng kết quả của việc xã hội hóa giáo dục không chỉ mang lại lợi ích cho giáo dục, cho nhà trường mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho những người tham gia, cho cộng đồng, cho địa phương thì biện pháp đó mới khả thi và có sức sống.

Nguyên tắc tình cảm, tự nguyện hay nguyên tắc “đồng thuận”: Nguyên tắc này coi trọng việc làm sao để người được huy động chia sẻ đồng tâm, nhất trí, tự nguyện và đồng thuận với chủ trương xã hội hóa của nhà trường, không được áp đặt hoặc ép buộc.

Nguyên tắc về chức năng nhiệm vụ: Để khai thác, phát huy khuyến khích các lực lượng xã hội, các tổ chức tham gia vào một hoạt động nào đó phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, trách nhiệm của đối tác để thực hiện một cách hợp lý, hiệu quả kế hoạch của nhà trường.

Nguyên tắc dân chủ: Tạo môi trường công khai, dân chủ cho mọi tầng lớp của cộng đồng hiểu giáo dục hơn, hiểu nhà trường hơn, có điều kiện để “Biết, bàn, làm, kiểm tra” các hoạt động, tạo điều kiện cho mối quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực.

Nguyên tắc phù hợp, thích ứng hay nguyên tắc “mềm dẻo”: Phải biết chọn lựa thời gian thích hợp nhất để đưa ra chủ trương xã hội hóa giáo dục, cần cân nhắc huy động thế nào cho hợp lý.

Nguyên tắc kết hợp ngành – lãnh thổ: Chủ trương huy động cộng đồng và xã hội hoá triển khai trong thực tế rất cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa địa phương và ngành giáo dục.

+ Các thành phần tham gia công tác XHHGD:

- Chi bộ Đảng, Công đoàn, BGH, Chính quyền phường, Ban đại diện cha mẹ học sinh, cha mẹ học sinh, gia đình học sinh và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn.

+ Nội dung của công tác XHHGD trong nhà trường:

- Xây dựng mối quan hệ với các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương – nơi trường đóng.

- Xây dựng mối quan hệ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, gia đình và học sinh.

+ Hình thức và phương tiện để tiến hành công tác XHHGD:

Công tác XHHGD có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức như: Đầu tư bằng vật chất cho nhà trường dưới các dạng khác nhauĐóng góp bằng công sức lao động, dịch vụ và chuyên môn trong việc xây dựng, phát triển các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Phương tiện tiến hành công tác XHHGDTận dụng vai trò của các tổ chức như Hội đồng nhân dân phường, Hội đồng giáo dục và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, của lớp.


       * Phát huy sức mạnh của cá nhân đóng góp vào công tác giáo dục

Nêu cao vai trò của giáo viên:

        Mọi hoạt động XHHGD đều liên quan đến người giáo viên. Khi giáo viên làm tốt chức trách của mình sẽ là nguồn lực cơ bản khích lệ sự nhiệt tình của các lực lượng xã hội, đặc biệt là của các bậc phụ huynh.

       Giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm phải có năng lực vận động quần chúng, tổ chức quần chúng thành lực lượng thực hiện tích cực. Giáo viên cần chú ý những việc như: Nâng cao nhận thức, sự tự giác của quần chúng bằng mọi hình thức tuyên truyền; Đảm bảo hiệu quả công việc, không hình thức chủ nghĩa cá nhân, đem lại lợi ích thiết thực.

* Phát huy sức mạnh của PHHS:

Phụ huynh là nhân tố tích cực tham gia vào công tác XHHGD. Vì vậy, nhà trường cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Nắm vững lý lịch của PHHS; Xây dựng kế hoạch; Huy động sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh; Phát huy khả năng và lòng nhiệt tình của PHHS…

Ví dụ: Khi nhà trường cần sửa chữa, nâng cấp một hạng mục công trình của trường, ngoài ý kiến của thi công, nhà trường đều lấy ý kiến góp ý, tư vấn của PHHS có chuyên môn. Qua thực tế, PHHS đưa ra những ý kiến rất hay giúp nhà trường có những quyết định đúng đắn.

 Phụ huynh giúp đỡ nhà trường trang bị một số điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học và chăm sóc học sinh

Vì cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, một số điều kiện cho việc phục vụ cho học tập và chăm sóc học sinh còn thiếu, do đó nhà trường đã động viên phụ huynh học sinh ủng hộ nhà trường. Một nguyên tắc đặt ra là đảm bảo tính đồng thuận, sự tự nguyện, công khai minh bạch, ban đại diện của lớp, của trường đứng ra giúp đỡ./.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1