Lễ hội truyền thống Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Đền - Chùa Hà Cát xã Hồng Thuận.
Đền Hà Cát còn là nơi thờ hai nhân vật lịch sử là Vị thành hoàng làng Lê Đình Hương và Quận Công Vũ Địch, người đã có công đánh đuổi quân xâm lược bảo vệ non sông đất nước. Đây là một quần thể gồm nhiều công trình kiến trúc được xây dựng theo phong cách cổ, chạm khắc đẹp của các nghệ nhân xưa. Nơi đây cũng là nơi lưu giữ nhiều di vật có giá trị nghệ thuật như bài vị, ngai, khám. Năm 2001, Đền - Chùa Hà Cát được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Lễ hội truyền truyền thống được tổ chức 2 năm một lần, năm nay Lễ hội được tổ chức trong 2 ngày 11 và 12/3/2023 với các nghi thức tâm linh, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thu hút đông đảo nhân dân đến xem cổ vũ.
Ủy ban nhân dân xã Hồng Thuận vừa tổ chức Lễ hội truyền thống di
tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Đền - Chùa Hà Cát. Đồng chí Vũ Thị Tuyết Minh
- Trưởng ban Dân vận huyện ủy, đồng chí Nguyễn Tiến Tùng - Phó Chủ tịch UBND
huyện, lãnh đạo địa phương, khách thập phương và cán bộ, nhân dân trong và
ngoài xã đã về dự.
Lãnh đạo UBND huyện,
địa phương và nhân dân trong làng dự Lễ hội Đền - Chùa Hà Cát xã Hồng Thuận
Đền - Chùa
Hà Cát xã Hồng Thuận là nơi ghi dấu công lao to lớn của 10 vị tổ của 10 dòng họ
gồm họ Lê, Đặng, Phạm, Đoàn, Hoàng, Trần, Vũ, Bùi, họ Hà, họ Nguyễn từ xã Thiên
Bản huyện Thiên Bản nay là xã Lộc An ngoại thành Nam Định về khai hoang, lấn
biển, tạo lập lên xã Hồng Thuận ngày nay. Đền Hà Cát còn là nơi thờ hai nhân
vật lịch sử là Vị thành hoàng làng Lê Đình Hương và Quận Công Vũ Địch, người đã
có công đánh đuổi quân xâm lược bảo vệ non sông đất nước. Đây là một quần thể
gồm nhiều công trình kiến trúc được xây dựng theo phong cách cổ, chạm khắc đẹp
của các nghệ nhân xưa. Nơi đây cũng là nơi lưu giữ nhiều di vật có giá trị nghệ
thuật như bài vị, ngai, khám. Theo lịch sử, Đền - Chùa Hà Cát là nơi diễn ra
sinh hoạt văn hóa dân gian đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân trong xã xưa
và nay. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đây còn là cơ sở
hội họp của cán bộ hoạt động bí mật, là trụ sở làm việc của Ủy ban kháng chiến
Hành chính xã. Trải qua thăng trầm của lịch sử, do tác động của thiên nhiên và
con người, Đền - Chùa Hà Cát vẫn giữ được quy mô và kiến trúc cổ. Hàng năm,
nhân dân cùng các tăng ni tín đồ phật tử thường xuyên tu sửa, tôn tạo khu di
tích ngày một khang trang hơn. Năm 2001, Đền - Chùa Hà Cát được Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Đồng chí Nguyễn Văn
Thái - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thuận khai mạc lễ hội
Lễ hội
truyền truyền thống Đền - Chùa Hà Cát xã Hồng Thuận được tổ chức 2 năm một lần,
năm nay Lễ hội được tổ chức trong 2 ngày 11 và 12/3/2023 với các nghi thức tâm
linh, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thu hút đông đảo nhân dân đến xem cổ vũ. Đây
là Lễ hội có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, có vai trò quan trọng trong đời sống văn
hóa tinh thần của nhân dân. Thể hiện tấm lòng tri ân của nhân dân dân với công
ơn của các bậc tiền nhân, là sản phẩm sáng tạo thể hiện sự gắn kết cộng đồng.
Đây cũng là dịp giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống, lòng yêu nước, tự hào dân
tộc, góp phần tạo nên tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. Bản sắc văn hóa trong
Lễ hội đã và đang được cộng đồng dân cư duy trì, thực hành, lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tinh
thần của nhân dân địa phương.
Đồng chí Nguyễn Tiến
Tùng - Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu
Để tiếp tục
giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của địa phương, đồng chí Nguyễn
Tiến Tùng - Phó Chủ tịch UBND huyện đề nghị cấp ủy, chính quyền, các ban ngành,
đoàn thể, Ban tổ chức lễ hội thực hiện tốt một số nội dung: Trong quá trình tổ
chức các hoạt động, chấp hành nghiêm các quy định của Luật tín ngưỡng tôn giáo.
Đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm,
phòng, chống cháy nổ, an toàn giao thông, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu
cực mê tín dị đoan, tổ chức các trò chơi ăn tiền, bày bán văn hóa phẩm không
được phép lưu hành trong thời gian diễn ra lễ hội. Ban quản lý di tích lịch sử
văn hóa xã bảo vệ tốt công trình kiến trúc và các cổ vật, phòng, chống mọi hành
vi xâm hại làm ảnh hưởng xấu đến giá trị vật kiến trúc và cảnh quan của di
tích. Có kế hoạch đầu tư tôn tạo, nâng cấp di tích lịch sử theo đúng quy định
của Luật di sản văn hóa./.
Lễ rước các vị thần
linh, thủy tổ quanh làng
Trần Lý
Trung tâm VH-TT-TT
Giao Thủy